Học ngoại ngữ “HIẾM”: Khó khăn lớn, cơ hội nhiều
(03/02/2018) | Tin tứcNgoại ngữ “hiếm” là cách mà rất nhiều người hiện nay đề cập đến những ngoại ngữ chưa phổ biến ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản cho đến các thứ tiếng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, ả-rập, Lào, Khrme…
Và mẫu số chung của rất nhiều bạn trẻ cắp cặp đi học ngoại ngữ hiếm, đầu tiên phải nhắc đến đó là cơ hội của sự đi tắt đón đầu theo xu hướng hợp tác, phát triển toàn cầu, bây giờ học, sau này sẽ hữu dụng; kế sau là đến niềm yêu thích ẩm thực, văn hóa của nước sở tại nên muốn tự mình tìm hiểu. Cuối cùng, chiếm một tỉ lệ ít ỏi là sự lựa chọn của dân chuyên ngữ, họ sẵn có niềm đam mê với ngôn ngữ lạ nên học “bắc cầu” luôn.
Cách đây chừng 4, 5 năm, trước một thực tế nếu được hỏi rằng có biết địa chỉ nào dạy tiếng Italia tại Hà Nội không (?) E rằng, thật khó kiếm! Vậy giờ đây, các ngoại ngữ vốn được cho là “hiếm dùng” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Thái Lan… đang được giảng dạy tại nhiều nơi, thu hút đông đảo các bạn trẻ là học sinh, sinh viên theo học.
Phải bước qua những cánh cửa hẹp
Điều kiện học tập thiếu thốn là rào cản khi các bạn học sinh – sinh viên tiếp cận với các ngôn ngữ “hiếm”. Các giảng viên đôi khi phải nhờ đến bạn bè đã từng sống và làm việc ở các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tham gia giảng dạy, hoặc nhờ các tình nguyện viên đến từ những nước sử dụng ngôn ngữ này truyền đạt kinh nghiệm trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
Thiếu giáo trình, thiếu giảng viên cũng là khó khăn chung của các chuyên ngành ngoại ngữ hiếm. Nhu cầu về tiếng Tây Ban Nha không thể nhiều như các tiếng thông dụng, số người biết tiếng Tây Ban Nha rất ít, nên rất nhiều Bộ, ngành, cơ quan luôn mở rộng cửa đón các bạn trẻ thật sự có năng lực…
Ngay khi đang học, sinh viên đã có thể tìm được việc làm thêm, các ĐSQ của các nước châu Mỹ Latin thường xuyên tuyển CTV. Làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự lựa chọn của nhiều sinh viên. Khó khăn cho những sinh viên học ngoại ngữ hiếm là thế, tuy nhiên, cơ hội việc làm cho các sinh viên không phải là ít, vấn đề là nắm bắt thế nào và định hướng, mục đích học ra sao.
Điều kiện học tập thiếu thốn là rào cản khi các bạn học sinh – sinh viên tiếp cận với các ngôn ngữ “hiếm”. Các giảng viên đôi khi phải nhờ đến bạn bè đã từng sống và làm việc ở các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tham gia giảng dạy, hoặc nhờ các tình nguyện viên đến từ những nước sử dụng ngôn ngữ này truyền đạt kinh nghiệm trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
Thiếu giáo trình, thiếu giảng viên cũng là khó khăn chung của các chuyên ngành ngoại ngữ hiếm. Nhu cầu về tiếng Tây Ban Nha không thể nhiều như các tiếng thông dụng, số người biết tiếng Tây Ban Nha rất ít, nên rất nhiều Bộ, ngành, cơ quan luôn mở rộng cửa đón các bạn trẻ thật sự có năng lực…
Ngay khi đang học, sinh viên đã có thể tìm được việc làm thêm, các ĐSQ của các nước châu Mỹ Latin thường xuyên tuyển CTV. Làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự lựa chọn của nhiều sinh viên. Khó khăn cho những sinh viên học ngoại ngữ hiếm là thế, tuy nhiên, cơ hội việc làm cho các sinh viên không phải là ít, vấn đề là nắm bắt thế nào và định hướng, mục đích học ra sao.
Đã có thời điểm số lượng người đi học tiếng hiếm nở rộ, tạo thành một trào lưu, một thứ “mốt” không cần có sự định hướng của bản thân và gia đình. Theo thời gian, mọi chuyện đã có phần lắng lại để có đủ thời gian cho rất nhiều người nhìn nhận về một trào lưu không dễ… “nhằn”.
Ngoại ngữ là một môn học khó, ngoài đòi hỏi năng khiếu, người học cần phải có một đức tính – sự chăm chỉ – quyết định thành công của việc học hay không.
Tuy nhiên, chưa bàn đến yếu tố đó, người mới bắt đầu học ngoại ngữ hiếm tưởng suôn sẻ nhưng khi bắt tay vào học, nhiều người mới ngã ngửa vì mọi chuyện không hề đơn giản. Không rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi học ngoại ngữ hiếm, thì nhiều người chưa đi được nửa đường đã đứt gánh.
Đầu tiên phải kể đến đó là sự thiếu thốn điều kiện học tập, không nhiều cơ hội để thực hành, vất vả trong cách học là những điều mà học viên học những ngoại ngữ ít người chọn như tiếng Italia, Đức, Hàn… gặp phải. Không như tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… rất sẵn giáo trình, tài liệu tham khảo cho những ngoại ngữ hiếm không nhiều.
Vì thế, đòi hỏi người học phải tự tìm tài liệu trên mạng, nhờ người mua hộ ở nước ngoài, tự học là chủ yếu… và đặc biệt là phải thật sự say mê. Nguyễn Thúy Anh, sinh viên ĐH Hà Nội tâm sự: “Tôi học chuyên ngành tiếng Pháp, muốn học thêm Italia nhưng không nghĩ nó “xương” thế.
Khó khăn đầu tiên đó là giáo trình tiếng Italia chỉ viết toàn tiếng Anh nên khi muốn hiểu nghĩa, tôi phải cầu cứu đến ngoại ngữ thứ 3 này, rất mất thời gian. Việc hoàn thiện những kỹ năng phản xạ như nghe và nói lại không có cơ hội vì thiếu đĩa CD hay băng video để rèn luyện”.
Xu hướng học các ngoại ngữ hiếm đã trở nên phổ biến. Sự lựa chọn ấy không ít trường hợp là do cảm tính, bởi học một ngoại ngữ lạ, ít thông dụng, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Điều kiện học tập cái gì cũng thiếu thốn giờ đã là chuyện bình thường. Ngoài ra, khó khăn trong cách phát âm và học từ vựng, ngữ pháp cũng khiến nhiều người đau đầu, có không ít người không thể chịu đựng nổi đã vội bỏ cuộc.
Những ngoại ngữ hiếm theo hệ ngôn ngữ Latin dễ hơn cho người học, đối với tiếng Nhật, Hàn thật sự là một thách thức không dễ gì vượt qua cho những người theo đuổi nó. Ban đầu bao giờ cũng là cảm giác ham thích, nhưng cảm giác đó sẽ dần nhường chỗ cho sự chán nản bởi chữ khó viết và vô cùng khó nhớ. Kế đến là việc phát âm phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa môi và lưỡi sẽ nhanh chóng “hạ gục” những bạn trẻ theo học.
Tuy cũng được xem là thời thượng nhưng tiếng Nhật vẫn thuộc hàng “hiếm” khi số người thông thạo ngoại ngữ này không nhiều. Đó cũng là lý do những bạn trẻ theo học tiếng Nhật thường được săn đón bằng những công việc với mức lương và điều kiện hấp dẫn khi còn chưa tốt nghiệp. Đó là một thực tế không hề viển vông, sự lựa chọn tiếng hiếm bây giờ thể hiện sự thực tế và năng động.
Họ chọn vì nhận ra có rất nhiều cơ hội đang chờ đợi mình nắm bắt. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam, cơ hội tìm được việc làm của sinh viên ngoại ngữ hiếm cao hơn, do không phải cạnh tranh nhiều như tiếng Anh. Đặc biệt, họ có thể tìm được việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp với mức lương rất hấp dẫn. Sinh viên tiếng hiếm nếu muốn đi du học, cơ hội xin được học bổng cũng cao hơn, có điều kiện nhận được rất nhiều hỗ trợ.
Một bạn trẻ theo học tiếng Bồ Đào Nha nói về sự lựa chọn của mình: “Tuy ở Việt Nam tiếng Bồ chưa phổ biến, nhưng thực tế tiếng Bồ đứng thứ 7 trong số các thứ tiếng được nói nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ 2 trong số các ngôn ngữ Latin, hơn cả tiếng Pháp. Vậy nên biết tiếng Bồ có rất nhiều lợi thế khi số lượng các công ty Nam Mỹ đầu tư vào Việt Nam đang không ngừng tăng lên”…
Khó khăn không ít, cơ hội rất nhiều đối với việc theo học ngoại ngữ tiếng hiếm, thực tế đến nay ai cũng thấy, không phải cứ muốn học là được. Ngoài tính kiên nhẫn không phải ai cũng có, thì sự định hướng cho tương lai một cách có tầm nhìn, mục đích học rõ ràng là những điều cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ ai bắt đầu theo học ngoại ngữ tiếng hiếm.
Không ít bạn trẻ đã vượt trội với mức lương cao hơn người có cùng chuyên môn vì “tu luyện” được “bửu bối” là các ngoại ngữ hiếm như tiếng Nhật, Thái, Indonesia, Khmer…
Nếu người theo học có mục đích rõ ràng, ngoại ngữ hiếm sẽ tạo nhiều cơ hội cho người học sau này. Nhưng để học được chúng sẽ rất khó khăn vì điều kiện học tập eo hẹp như thiếu giáo trình, ít giảng viên, hạn chế máy móc hỗ trợ… và đặc biệt thiếu điều kiện giao tiếp sẽ dễ khiến người học mau nản lòng.
Để học cho giỏi các ngoại ngữ hiếm, cần sự nỗ lực rất lớn nơi người học. Bên cạnh đó, người học sẽ phải cùng thầy, cô giáo của mình cùng vượt qua những khó khăn. Khi giảng viên có lòng cộng với sự cố gắng nơi người học thì mọi khó khăn sẽ dần được khắc phục, hiệu quả đạt được sẽ là tốt nhất.
Tôi đặt ra một câu hỏi, khi bắt đầu học ngoại ngữ nói chung và tiếng hiếm nói riêng, theo bạn có bao nhiêu yếu tố quyết định sự thành công (?) Tôi trả lời luôn, đầu tiên là Động cơ, tiếp đến xếp lần lượt là Quyết tâm – Phương pháp học – Người dạy – Môi trường sống, phương tiện thực hành – Điều kiện kinh tế, vật chất – Tuổi tác – Trí thông minh và Năng khiếu.
Nếu người bắt đầu học ngoại ngữ hiếm chỉ để giải trí, theo phong trào thì có lẽ bạn đang phí thời gian, tiền bạc của chính bản thân và gia đình rồi đấy. Trừ phi bạn là người cực kỳ thông minh, có năng khiếu ngoại ngữ hay có hoàn cảnh rất đặc biệt, không có chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” mà thành công được.
Kế đến, vì là ngoại ngữ hiếm nên những khó khăn đi kèm là điều nên xác định từ đầu, đó là giáo trình ít, giáo viên chuyên không nhiều, thiếu môi trường thực hành…; nhưng với sự quyết tâm, tự tin theo đuổi mục đích từ đầu thì người học không cho phép những cản trở tức thời nào làm nản lòng.