Biên dịch và Thông dịch giống và khác nhau ở đâu? P1
(09/12/2017) | Dịch thuật Tin tứcNội Dung Chính
Bản chất công việc
Thông dịch (thong dich) viên và biên dịch viên là những người có thể giúp cho việc giao lưu văn hóa giữa các nước trở nên rất cần thiết trong xã hội ngày nay bằng cách chuyển đổi từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên công việc của các chuyên gia về ngôn ngữ này không chỉ đơn giản là dịch từ vựng, có nghĩa là sắp đặt khái niệm và ý tưởng trong ngôn ngữ. Họ phải thật sự hiểu thấu đáo cái vấn đề mà họ đang dịch để mà có thể chuyển tải các thông tin đó thành một loại ngôn ngữ, có thể nói là chuyển từ ngôn ngữ nguồn thành ngôn ngữ mục tiêu. Bên cạnh đó,”Thong dich” viên còn phải có sự nhạy cảm về văn hóa kết hợp với sự điêu luyện về ngôn ngữ.
Nghề thông dịch viên và biên dịch thường được xếp chung với nhau vì chúng có một số điểm tương đồng nhau. Ví dụ cả hai nghề đều đòi hỏi khả năng chuyên môn, như sự kếp hợp ngôn ngữ. Điều này yêu cầu thông dịch viên và biên dịch viên phải tinh thông hai thứ tiếng, một là tiếng bản xứ hay ngôn ngữ chủ động, ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ bị động khác. Ngôn ngữ chủ động họ phải giỏi nhất để thông dịch hay phiên dịch ra thứ tiếng này. Còn ngôn ngữ bị động họ phải có kiến thức nhiều về nó.
Mặc dù một số người kiêm cả hai nghề biên dịch và phiên dịch nhưng chúng hoàn toàn là những nghề khác nhau. Mỗi nghề đòi hỏi những kỹ năng và năng khiếu đặc trưng khác nhau và đa số mọi người chỉ giỏi một trong hai nghề. Trong khi ” thong dich vien” thường thông dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ thì biên dịch viên thông thừong chỉ dịch sang ngôn ngữ chủ động mà thôi.
Thông dịch viên dịch một ngôn ngữ nói thành một ngôn ngữ nói khác, hay gặp trường hợp là ngôn ngữ cử chỉ họ phải dịch từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ cử chỉ. Điều này đòi hỏi người thông dịch viên phải đặc biệt chú ý, hiểu hết những gì được chuyển tải trong hai ngôn ngữ và diễn đạt hết những ý tưởng và những suy nghĩ. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu, tài khéo léo, đặc biệt là một trí nhớ phi thường thì rất quan trọng. Phần đầu trong công việc của một thông dịch viên đã bắt đầu trước khi đến chỗ làm. Người thông dịch viên phải chuẩn bị trước chủ đề mà ngừoi nói sẽ thể hiện và cũng phải chuẩn bị những từ vựng hay những cụm từ cơ bản liên quan đến chủ đề đó. Và sau đó thì người thông dịch viên mới đến chỗ làm. Một số chỗ không yêu cầu ngườithông dịch viên phải có ngoại hình, ví dụ như thông dịch thông qua điện thoại. Nhưng điều này đôi khi cũng rất quan trọng khi người thông dịch viên cũng phải tiếp xúc với người sẽ trình bày nội dung cần phiên dịch để lắng nghe và theo dõi khi người đó đang nói, sau đó còn thong dịch và truyền đạt thông tin đến người nghe.
Có hai loại hình thông dịch : “Dịch song song và Dịch theo sau”.
Loại hình dịch song song đòi hỏi thông dịch viên phải lắng nghe và dịch lại cùng một lúc. Ở loại dịch song song này thông dịch viên phải bắt đầu dịch ngay khi câu nói vừa được nói ra và dịch song song ngay khi người nói đang trình bày. Điều đặc biệt là người dịch song song phải thật sự nắm bắt và tinh thông vấn đề mà người nói đang trình bày đến độ có thể tiên liệu, đoán trước ý kết thúc của cái câu mà người trình bày đang thể hiện. Bởi vì dịch theo kiểu song song này đòi hỏi người thông dịch viên phải tập trung cao độ nên các thông dịch viên thường làm việc theo cặp, mỗi người sẽ dịch trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Hình thức thông dịch loại này thường diễn ra ở các hội nghị quốc tế, và đôi khi cũng diễn ra ở các phiên tòa. Trong khi thông dịch viên theo kiểu dịch song song phải dịch trực tiếp thì đối với loại hình dịch theo sau thì người thông dịch có thể bắt đầu dịch sau khi người trình bày đã nói một số cụm từ hay một vài câu. Thông dịch viên theo kiểu theo sau này có thể ghi chú trong quá trình lắng nghe, vì thế họ phải biết phát triển ý từ những gì mà mình ghi chú lại được. Loại hình thông dịch theo kiểu theo sau này thường gặp trong các cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người với nhau, đồng thời trong khi dịch thông dịch viên ngồi kề sát với cả hai bên.
Biên dịch viên thì chuyển tải nội dung trong các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Họ phải có khả năng viết và phân tích giỏi. Và bởi vì văn bản mà họ dịch càng hoàn thiện thì càng tốt nên biên tập viên cũng phải thành thạo về biên tập. Văn bản mà họ dịch có thể thay đổi độ dài khác nhau, văn phong khác nhau và chủ đề cũng khác nhau. Khi lần đầu tiên nhận văn bản cần phải dịch, biên dịch viên phải đọc hết nội dung toàn bài để nắm được ý chung của toàn bài đó. Sau đó tìm và tra một số từ mới. Biên dịch viên cũng phải đọc thêm những tài liệu khác liên quan đến chủ đề mình đang dịch nếu có một số vấn đề chưa rõ trong bài dịch đó. Tuy nhiên biên dịch viên cũng nên trao đổi với tác giả của bản gốc cần dịch hoặc cơ quan phát hành để làm rõ một số ý, một số từ hay những cụm từ viết tắt mà người dịch chưa hiểu. Công việc biên dịch không phải chỉ là thay thế một từ thành một từ tương ứng trong ngôn ngữ kia; các câu văn và ý tưởng phải được chuyển dịch sao cho phù hợp với tính mạch lạc với những câu và ý tưởng trong tài liệu gốc để sao cho bản dịch khi được đọc lên nghe như đó là bài trong ngôn ngữ mục tiêu ( ngôn ngữ cần phải dịch sang). Biên dịch viên cũng phải ghi nhớ trong đầu mình những kiến thức về sự khác biệt văn hóa giữa các nước để diễn dịch cho từng đối tượng phù hợp, ví dụ như các câu nói thông dụng, tiếng lóng, và những cụm từ khác mà không thể theo sát nghĩa đen được. Một số chủ đề khó để dịch hơn nhiều so với nhũng chủ đề khác vì nhiều từ và nhiều đoạn văn có thể có nhiều nghĩa, cho nên có thể có nhiều cách dịch khác nhau. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một bài dịch có thể thông qua vài bản dịch trước khi biên dịch viên đưa ra bản dịch cuối cùng.
Phương cách các biên dịch viên làm việc cũng dần thay đổi theo sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ. Ngày nay hầu hết các bản dịch đều được trên máy vi tính và các công việc cũng được giao và nộp bằng điện tử. Điều này tạo điều kiện cho các biên dịch viên có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu và một tỉ lệ lớn các biên tập viên làm việc ở nhà. Internet mang lại cho họ nguồn tra cứu hiện đại và nhiều nguồn tài liệu ngôn ngữ có giá trị như từ điển chuyên ngành, và bảng chú giải các thuật ngữ. Trong một số trường hợp thì việc sự dụng các máy móc hỗ trợ cho việc dịch thuật như là các công cụ ghi nhớ sẽ cung cấp sự so sánh giữa bản dịch trước với bản đang dịch, nhằm tiết kiệm thời gian và tránh sự trùng lặp.