Đã đến lúc cần có phiên dịch viên… tiếng Việt
(10/03/2018) | Tin tứcTrước sự phát triển của mọi mặt, việc cần có phiên dịch tiếng viên tiếng việt là hết sức cần thiết đối với chúng ta.
Quy định tại Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự thì tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Tuy nhiên, từ điển tiếng Việt của nhiều nhà xuất bản khác nhau thì tiếng Việt quá phong phú: tiếng Việt phổ thông, tiếng Việt vùng miền, tiếng địa phương…
Nhiều người không lý giải nổi vì sao tiếng Việt nó “phong phú” đến thế: Con chó đen thì gọi là con chó mực, con mèo đen là mèo mun, ngựa đen gọi là ngựa ô… Chỉ một từ “mẹ” mà mỗi vùng miền gọi cũng khác nhau như: mẹ, mạ, má, mợ, mế, bầu, bầm, bủ, u, đẻ…Có thể nói ở nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành thì có bấy nhiêu thứ tiếng Việt khác nhau, thậm chí trong mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi xã lại có “tiếng Việt” riêng của mình.
Có khi người làng này nói, người ở làng bên không nghe được. Ai đã từng đến Nghi Lộc (Nghệ An) đều biết xã Nghi Hải ngay cạnh xã Nghi Ân nhưng người của xã này nói tiếng Việt người của xã kia chẳng hiểu gì cả.
Cách thủ đô Hà Nội hơn 40 km có một làng toàn là người Kinh nhưng họ nói người ngoài nghe không hiểu được: “Xí xỏn đâu đấy. Thít cắng chưa? Có đồ dồ không?” hay “Thít được mấy gành? Xít thít mấy gành cắng? Tiếng Việt 100% đấy! “Xí xỏn đâu đấy. Thít cắng chưa? có nghĩa là: “Ông đi đâu đấy. Cơm rượu gì chưa?”, “Có đồ dồ không?” là: “Có thịt không?”. “Thít được mấy gành? Xít thít mấy gành cắng?” là: “Ông ăn được mấy bát cơm, uống được mấy chén rượu?” (báo Tuổi Trẻ ngày 31-10-2012).
Trở lại với Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ những người không biết tiếng Việt mới phải cần phiên dịch nên chưa có trường hợp nào tòa án mời người phiên dịch cho người tham gia tố tụng là người dân tộc Kinh cả. Vì vậy mà không ít phiên tòa đến “thượng đế cũng phải cười” vì sự bất đồng về tiếng Việt giữa các vùng miền. Có vị chủ tọa phiên tòa người miền Bắc vào Nghệ Tĩnh xử vụ án giết người cướp của, bị cáo khai dùng đoạn “chạc” siết cổ chủ nhà là chủ tọa không tin, cho rằng bị cáo không thành khẩn! Cái “chạc” thì không thể siết cổ được. Ở miền Bắc, “chạc” là một cành cây nhỏ có hai nhánh mà trẻ em dùng để làm súng (ná) cao su bắn chim. May là vị thẩm phán “cánh gà” người xứ Nghệ nhắc: Chạc nó là dây thừng thì chủ tọa mới hết “quay” bị cáo! Lại có chuyện ở miền Tây Nam Bộ, chủ tọa là người miền Trung suýt nữa nổi giận vì cho rằng bị cáo chửi bậy. Số là khi vị chủ tọa này hỏi: “Tại sao hôm đó anh không đi cùng đồng phạm?”. Bị cáo trả lời tỉnh bơ: “Con kẹt”! Khi nghe từ này, chủ tọa chấn chỉnh, giáo dục rồi lặp lại câu hỏi, bị cáo lại trả lời: “Con kẹt”! May là luật sư bào chữa cho bị cáo đỡ lời, giải thích: Hôm đó bị cáo phải đưa vợ đi đẻ nên không đi cùng đồng bọn chứ không có ý hỗn xược với hội đồng xét xử. Những chuyện tương tự như vậy thường gặp ở nhiều phiên tòa, chỉ vì “ngôn ngữ bất đồng”!Tiếng nói, chữ viết trong phiên tòa rất cần chuẩn hóa theo hướng: Người tiến hành tố tụng nhất thiết không được sử dụng tiếng Việt địa phương trong khi nói và viết, mà phải sử dụng “tiếng Việt phổ thông”. Trong trường hợp bắt buộc phải viết “danh từ riêng” theo tiếng địa phương thì phải chú thích. Ví dụ: Ghe (thuyền); quả na (mãng cầu); cái đọi (chén, bát)….
Trường hợp người tham gia tố tụng không nói được tiếng Việt phổ thông, mà nói tiếng địa phương; người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác không hiểu được thì phải có phiên dịch và coi trường hợp này tương tự như trường hợp người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt. Mặt khác, để có căn cứ pháp luật, cần sửa đổi, bổ sung Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt phổ thông”.
Xem Thêm: Dịch thuật tiếng anh sang tiếng việt