Ngày nay đất nước đang trên đà hội nhập, số lượng khách nước ngoài ghé thăm Việt Nam trong mỗi năm là rất lớn. Tuy nhiên nước ta rất ít người có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thành thạo. Từ việc kém hiểu biết ngoại ngữ đã sinh ra những trò hài hước rất khó tả trong việc dịch tiếng Việt ra ngôn ngữ nước ngoài.
Gần đây cộng đồng mạng đang xôn xao quanh bức ảnh chụp biển hiệu của một nhà hàng. Những món ăn ở đây đều được chuyển sáng tiếng Anh để có thể thu hút được lượng khách nước ngoài ghé quán. Nhưng có lẽ chủ nhà hàng này không có một chút nào gọi là am hiểu về tiếng nước ngoài nên đã dịch những món ăn thành những thứ gì đó rất khó hĩu. Chúng được dịch theo kiểu chắp vá, thậm chí nhiều người có thể khẳng định chúng là sản phẩm của công cụ dịch tự động hoặc được dịch thông qua Google translate.
Một bảng quảng cáo hài hước của nhà hàng.
Chính những lỗi sai trầm trọng như thế này mà đã khiến cho nhiều độc giả “tức cảnh sinh thơ”
“Ai lên thăm đất Hà Giang.
Xin đừng bỏ lỡ nhà hàng chúng em.
Đủ món tươi sống thân quen.
Lại nhiều dịch vụ mở thêm tiện dùng.
Tiếng Anh kẻ biển to đùng.
Để khách ngoại quốc cũng không ngỡ ngàng.
Gà đồi em dịch cho sang.
Chicken Hill ấy, rõ ràng chẳng sai.
Dê núi tiếng Anh mới oai.
Mountain Goat, chắc chả ai hiểu nhầm.
River Fish, chính cá sông.
Lợn đen – Black Pig, thịt, lòng đều ngon.
Nhím – urchins, thịt rất giòn.
Hải sản – Seafood, vẫn còn đang bơi.
Ba ba, dù có khắp nơi.
Nhưng chưa ai dịch cho người phương Tây.
Thôi em xin kẻ ra đây.
THREE THREE sáng rõ ban ngày: Ba ba!”
Đây không phải là lần đầu tiên mà những lỗi dịch thuật cơ bản như thế này xuất hiện. Không chỉ riêng những quán ăn, những nhà hàng mới bắt gặp cảnh này mà ngay cả trong một tấm bia kỷ niệm của “Cây gạo đại thụ” chúng ta cũng có thể bắt gặp được những từ ngữ ngớ ngẩn của việc dịch ẩu, dịch sai.
“Cây gạo đại thụ” được dịch thành “Plan Rice University Acceptance”
Không dừng lại ở đó, những từ ngữ khó hiểu được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt cứ tiếp tục nhan nhản xuất hiện. Điêu đáng buồn là cả những từ ngữ dịch sai này cũng xuất hiện trong các bệnh viện, các phòng khám thử hỏi nếu lỡ có một người ngoại quốc nào đó đặt chân đến bệnh viện mà bắt gặp những biển hiệu như thế thì chắc chỉ có thể bò lăn ra mà cười thôi.
Lối đi nhân viên được dịch là Employee Entrssnces Go
Phòng thủ thuật nội được ghi là Intenal Procedure Room.
Chúng ta sẽ còn được thấy những từ ngữ nhố nhăng như vậy xuất hiện nếu như vẫn còn những người dịch thuật có kỹ năng tệ hoặc lạm dụng quá vào những sản phẩm dịch tự động.