Đứng trước cơn bão trong thời công nghệ số thì dịch thuật cần phải làm gì? và làm như thế nào để đón nhận những thách thức này? Nghề dịch thuật đứng trước sự lấn sân của các công nghệ dịch thuât song liệu công nghệ dịch thuật có giúp bạn thay thế được dịch thuật tài liệu theo phương pháp truyền thống? Một vấn đề quan trọng khác nữa là dịch sách. Thị trường sách dịch thuật hiện nay như thế nào? và để phát triển được thị trường sách dịch này dịch giả cần phải trang bị những gi ? đó là những ý kiến tham luận , những chia sẻ cởi mở của các diễn giả, dịch giả trong buổi toạ đàm về chủ đề :”Nghề dịch thuật trong thời công nghệ số“.
Chân dung dịch giả thời công nghệ số như thế nào? Họ đang làm việc ra sao? Họ chọn sách như thế nào? Thu nhập của họ? Công nghệ, Mạng xã hội đang giúp gì và cản trở gì cho dịch giả?… là trong số rất nhiều câu hỏi được đặt ra thảo luận trong buổi tọa đàm. Từng vấn đề đã được lần lượt chia sẻ và gợi mở nhiều giải pháp phù hợp. Là phiên dịch cabin tại nhiều hội nghị lớn, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, giáo trình tiếng Pháp, giáo trình và lý thuyết dịch, PGS.TS. Đinh Hồng Vân (Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) cho rằng trong thời đại số, tính tương tác của nghề dịch thuật cao hơn, dân chủ hơn. Chính vì thế chuyện “bị ném đá” trên các diễn đàn mạng đang là thách thức lớn đòi hỏi dịch giả phải chuyên tâm hơn, chăm chút hơn cho những sản phẩm dịch của mình.
Dịch thuật chỉ là một khâu trong chuỗi công việc khép kín để phát hành một cuốn sách. Điều đó cho phép dịch giả có nhiều thời gian chuyên tâm với công việc của mình. Tuy vậy, ở nước ta, phần lớn các dịch giả phải thực hiện luôn cả các khâu khác như: chọn lựa tác phẩm nước ngoài để chuyển ngữ, thương thảo bản quyền… Dịch giả Thúy Toàn cho rằng: “Trong thời đại công nghệ số, bản lĩnh của dịch giả cực kỳ quan trọng”.
Nỗi lòng ngừoi dịch sách ( Dịch giả )
Không khó để nhận ra thị trường sách Việt Nam đang trong tình trạng tỉ lệ những cuốn sách dịch cao hơn nhiều so với sách nội. Điều đó không chỉ thể hiện qua việc sách dịch được trưng bày ở những nơi đắc địa nhất trong nhiều hệ thống nhà sách mà còn được khẳng định khi các đơn đặt hàng trên các trang mạng bán sách online ở nước ta phần lớn là sách dịch. Nhiều cuốn sách nổi tiếng (chủ yếu là sách văn chương) thậm chí được dịch thuật và phát hành trong nước tương đương với thời điểm ra mắt ở nước bản địa. Sách dịch được trao tặng các giải thưởng về sách cũng khá nhiều trong thời gian gần đây. Thế nhưng vai trò của các dịch giả cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng mực. Nhiều cuốn sách dịch nhưng bìa sách chỉ đề tên tác giả nước ngoài chứ không có tên dịch giả Việt Nam. Nhiều cuốn sách được tái bản, nối bản nhiều lần nhưng đa phần các nhà sách lại không trả tiền nhuận bút cho dịch giả.
Nhiều người mới dịch đôi ba tác phẩm đã thành danh nhưng cũng có nhiều dịch giả chuyển ngữ hàng chục tác phẩm nhưng đông đảo độc giả, giới trong nghề vẫn không nhớ tên. Điều này là hậu quả của việc khi tiếp xúc với tác phẩm dịch, độc giả chỉ nhớ tên nhà văn mà ít để ý đến dịch giả. Đó là chưa nói đến việc đa số dịch giả chưa thể sống được bằng nghề dịch thuật.