Categories: Dịch thuật Tin tức

Dịch thuật công chứng và những điều có thể bạn chưa biết

Trong bài viết “những câu hỏi thường gặp nhất trong dịch thuật công chứng“, công ty Dịch thuật Châu Á có trả lời các bạn khá chi tiết về những vấn đề hay gặp và thường gây nhầm lẫn cho người đi dịch tài liệu, người công chứng tài liệu dịch thuật… chúng ta đã biết được công chứng là gì ? và những trường hợp nào cần dịch thuật công chứng ? cần phải chuẩn bị gì khi đi dịch thuật công chứng? sau khi chứng thực tại Châu Á thì bản dịch công chứng đó sẽ có giá trị giao dịch như thế nào ? Nhưng một câu hỏi được đặt ra tiếp là Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực.

Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực ( Dịch công chứng tư pháp ).

Thật ra một tài liệu sau khi được cộng tác viên với Phòng tư pháp dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác ( Chẳng hạn như dịch thuật tiếng Nhật Bản sang tiếng Việt hoặc ngược lại )được đóng dấu xác nhận của Phòng tư pháp quận gọi là bản dịch công chứng hay bản dịch công chứng tư pháp. Cộng tác viên với Phòng tư pháp là người phải có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn về ngôn ngữ mình đăng ký. “Câu hỏi Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực?” được trả lời như sau :

Nếu người dịch không có bằng đại học ngoại ngữ nhưng có bằng đại học khác (hoặc cao hơn) mà thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch vẫn được chứng thực chữ ký người dịch.

Dịch thuật công chứng tư pháp – Chữ ký người dịch – chứng thực

Trường hợp trong thực tế có người dịch tiếng Anh nhưng không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh theo quy định. Tôi thắc mắc người không có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ có thể ký tên trên bản dịch chứng thực tại phòng tư pháp quận hay không? Nếu ký tên liệu giấy tờ văn bản dịch thuật chứng thực có đủ điều kiện nộp cho các cơ quan hữu quan?

Căn cứ mục 3 điều 18 của nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18-5-2007 quy định chứng thực chữ ký của người dịch yêu cầu: người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch, phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch, việc chứng thực chữ ký của người dịch được thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký được quy định tại điều 17 của nghị định.

Ngoài ra, tại điểm C khoản 2 chỉ thị 17/2007/CT-UBND ngày 16-7-2007 của UBND TP.HCM có quy định đối với việc chứng thực chữ ký người dịch là người dịch phải chứng minh được mình thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch theo một trong các tiêu chuẩn sau: có bằng đại học ngoại ngữ (hoặc cao hơn) về tiếng nước ngoài cần dịch, có bằng đại học khác (hoặc cao hơn) mà thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân về dịch thuật, các phòng tư pháp được xây dựng đội ngũ cộng tác viên dịch thuật trên cơ sở cộng tác viên hiện có của các phòng công chứng và theo các tiêu chuẩn nêu trên. Thông báo công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật. Phòng tư pháp quận huyện phải quản lý đội ngũ cộng tác viên dịch thuật của mình.
Do vậy, nếu người dịch không có bằng đại học ngoại ngữ nhưng có bằng đại học khác (hoặc cao hơn) mà thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch vẫn được chứng thực chữ ký người dịch.

5/5 - (1 bình chọn)