Categories: Dịch thuật Tin tức

CÁCH PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG DỊCH TÀI LIỆU

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn một chủ đề mới – Cách phân tích khối lượng tài liệu dịch– một phần không thể thiếu trước khi chốt các đơn hàng (order) tại các công ty dịch thuật. Với các dự án dịch thuật lớn (ví dụ như dự án dịch hồ sơ thầu xây dựng,dự án dịch đấu thầu thiết bị y tếdịch dự án xây dựng nhà máy nhiệt điệnnhà máy thủy điện…), khối lượng các file tài liệu lớn là điều không thể tránh khỏi.

Vậy cần phân tích tài liệu dịch thuật như thế nào?

Chúng ta cần phân tích dự án dịch như nào để có kết quả tốt nhất, hợp lý với cả công ty dịch và khách hàng có nhu cầu dịch. Có 3 cách tính: thứ nhất là tính từ (word), thứ hai là ký tự (character), thứ ba là tính theo trang gốc. Với tài liệu nào thì chúng ta tính word? Tài liệu nào thì chúng ta tính theo trang, theo character? Với mỗi công ty dịch thuật, mỗi cá nhân, tổ chức cần dịch tài liệu có thể sẽ có cách tính và quan niệm giống hoặc khác nhau. Bởi lẽ cũng không có một quy định nào bắt buộc, và quyết định lựa chọn cách tính nào đều dựa trên sự thỏa thuận hợp tác.

Ở bài viết này, tôi xin chia sẻ cách tính thông thường mà nhiều công ty dịch thuật, các tổ chức, cá nhân thường áp dụng để các bạn tham khảo cho công việc của mình. Với cách tính khối lượng tài liệu theo từ (word) hay ký tự (character), thường sẽ dựa vào ngôn ngữ của tài liệu cần dịch là gì?

Thông thường có 2 dạng ngôn ngữ là chữ tượng hình và chữ tượng thanh. Chữ tượng hình là hệ thống chữ viết đối lập với chữ tượng thanh. Trong hệ thống chữ tượng hình, mỗi một ký hiệu tương ứng với một từ hay một hình vị (đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa trong ngôn ngữ tương ứng). Các ngôn ngữ phổ biến trong dịch tài liệu là Tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái… Với ngôn ngữ kể trên thì thường chúng ta sẽ tính khối lượng của tài liệu theo ký tự (character).

Chữ tượng thanh, là hệ thống chữ viết mà trong đó mỗi ký hiệu (Chữ cái) tương ứng với một âm vị (đơn vị âm thanh nhỏ nhất của một ngôn ngữ) hay một âm tiết (âm thanh tạo thành từ một hoặc nhiều âm vị). Các ngôn ngữ phổ biến trong dịch tài liệu là tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Đức, tiếng Pháp…Với ngôn ngữ kể trên thì thường chúng ta sẽ tính khối lượng của tài liệu theo từ (word).

Trước khi phân tích tài liệu dịch chúng ta cần lưu ý về định dạng file gốc là gì? (ví dụ: word, Excel, PDF, Powerpoint….), ngôn ngữ cần dịch, các yêu cầu cụ thể của từng dự án dịch. Sau khi đã nắm bắt được các vấn đề trên thì phương pháp thông thường để thống kê khối lượng tài liệu dịch là chúng ta quy chuẩn các tài liệu ra định dạng  Microsoft Word. Sau đó dùng tính năng Wordcount trong word để phân tích số từ, hoặc character để tính tổng số từ, từ đó sẽ biết được khối lượng tài liệu cần xử lý.

Trên đây là một vài chia sẻ của tôi về cách phân tích khối lượng dịch tài liệu dành cho các dự án lớn mà tôi đã áp dụng cho các dự án lớn tại công ty Dịch thuật Châu Á.

5/5 - (1 bình chọn)