Categories: Dịch thuật Tin tức

Biên dịch và Thông dịch giống và khác nhau ở đâu? P2

Nội Dung Chính

Công việc biên dịch và phiên dịch rất cần thiết trong một số lĩnh vực. Trong khi các biên dịch, thông dịch viên này có thể không hoàn toàn thạo về một lĩnh vực hay một ngành nào đó thì nhiều người có thể tập trung về ngành cụ thể trong một lĩnh vực nào đó. Một số lĩnh vực thường gặp nhất sẽ được đề cập sau đây như kinh doanh, dịch vụ xã hội, và giải trí, tuy nhiên thì biên dịch, thông dịch viên có thể làm việc ở một số lĩnh vực khác nữa.

Các thông dịch viên phiên dịch trong các hội nghị mà người tham dự thường đến từ các nước không sử dụng tiếng anh. Công việc này bao gồm cả ở trong thương mại quốc tế và ngoại giao mặc dù người phiên dịch cho các hội nghị cũng có thể đi phiên dịch cho các tổ chức làm việc với nhiều người nước ngoài. Các nhà tuyển dụng ưu tiên cho những thông dịch viên ở trình độ cao có thể phiên dịch qua lại ít nhất hai ngoại ngữ ví dụ phiên dịch từ tiêng Anh sang tiếng Pháp, và phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Tây Ban Nha. Đối với một số vị trí như làm việc ở Liên Hiệp Quốc thì yêu cầu này quan trọng.


Nhiều cuộc phiên dịch ở các hội nghị thường là theo hình thức phiên dịch song song, nhưng đối với các cuộc họp với số lượng người tham dự ít thì hình thức dịch theo sau có thể được sử dụng. Thông thường thông dịch viên được ngồi ở phòng cách âm, lắng nghe người trình bày thông qua tai nghe và thông dịch lại những gì người đó nói bằng micro gắn trên tai nghe. Và nội dung được phiên dịch đó sẽ được chuyển đến tai người nghe thông bộ ống nghe. Khi việc phiên dịch chỉ cần cho một hoặc hai người thì phương pháp nói thì thầm hay “chuchotage” sẽ được sử dụng. Người thông dịch viên có thể ngồi phía sau hay kế bên người tham dự và phiên dịch trong suốt quá trình buổi họp diễn ra

Thông dịch và biên dịch phiên trong các tòa án sẽ giúp những người ra tòa mà không thể sử dụng tiếng Anh. Họ phải theo sát nội dung của bản dịch và không được thay đổi hoặc bổ sung ý nghĩa hay giọng văn của những gì trong văn bản đã đề cập. Còn các biên dịch viên dịch các án văn chương sẽ dịch văn viết từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Họ có thể dịch bất kỳ một loại tài liệu nào bao gồm cả báo chí, sách, tạp chí, thơ, truyện ngắn. Dịch văn thường đòi hỏi sự sáng tạo trong cách viết, người dịch phải sáng tạo ra loại văn phong mới phù hợp với ngôn ngữ mục đích để dịch nội dung và văn phong của nguyên bản. Nếu có thể người biên dịch có thể làm việc với cùng với tác giả để nắm bắt được một cách tốt nhất ý nghĩa sâu sa và đặ sắc của văn chương. Công việc thường chỉ là nghề phụ của các giáo sư trong các trường đại học, tuy nhiên cơ hội cũng dành cho các biên dịch viên giỏi chuyên dịch văn chương. Tìm được nhà xuất bản cho mình là một phần khó khăn trong công việc của các biên dịch viên sách. Đa số các nhà biên dịch văn có đầy tham vọng thường bắt đầu bằng cách nộp một số bài trong tác phẩm của họ với hi vọng chúng sẽ được in và được đón nhận. Ví dụ sau khi được sự cho phép của tác giả, dịch giả sẽ đưa cho nhà xuất bản các tập dịch ngắn của họ như là một bài thơ hoặc một bài luận.

Các biên dịch viên chuyên về một ngành nào đó làm cho ngành đó ngày đó ngày càng được mở rộng. Chuyên môn hóa liên quan đến việc viết theo cho phù hợp với một ngôn ngữ và văn hóa khác trong công dụng của sản phẩm. Vào thời trước đây, công việc này sử dụng các phần mềm chuyên môn, nhưng dịch vụ chuyên môn đặc biệt mở rộng đã bao gồm cả việc sử dụng các địa chỉ trên Internet và sản phẩm trong khâu sản xuất và các lĩnh vực kinh doanh khác.

Biên dịch làm việc cho các ngành chuyên môn cần phải hiểu được rất sâu sắc về ngôn từ sẽ dịch và hiểu nhiều các khái niệm và từ vựng kỹ thuật chuyên ngành và phải có lượng kiến thức ở trình độ cao về người đọc nhất định và người sử dụng sản phẩm. Mục đích của công việc này là dành cho sản phẩm để khi nó xuất hiện trên thị trường như thể chúng được sản xuất ra ở nơi mà chúng sẽ được bày bán. Bởi vì công việc này có liên quan đến phần mềm nên thông thường người làm công việc này phải có một nền tảng về khoa học máy tính hoặc kinh nghiệm từ những nghề có liên quan đến máy tính.

Cung cấp dịch vụ ngôn ngữ cho các bệnh nhân với trình độ về tiếng Anh hạn chế là nhiệm vụ của các thông dịch viên và biên dịch viên về lĩnh vực y tế. Thông dịch viên trong lĩnh vực y tế giúp đỡ các bệnh nhân giao tiếp với các bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác. Biên dịch viên làm việc trong lĩnh vực này, sẽ chuyển dịch các tài liệu về bệnh nhân và các tập thông tin được cấp bởi bệnh viện và các cơ sở y tế khác thành một ngôn ngữ như mong muốn. Các thông dịch viên trong lĩnh vực y tế phải thông thạo các thuật ngữ thông thường và các thuật ngữ chuyên ngành y tế ở cả hai ngôn ngữ cùng với sự nhạy bén trong hiểu biết về văn hóa liên quan đến việc làm thế nào để bệnh nhân có thể nhận được thông tin. Họ phải giữ theo bản gốc những cũng lưu ý đến cảm xúc và nỗi đau của các bệnh nhân.

Điều kiện công việc

Môi trường làm việc của các thông dịch và biên dịch viên thường không ổn định. Thông dịch viên làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, như bệnh viện, tòa án, các trung tâm hội nghị. Họ được yêu cầu di chuyển đến địa điểm làm việc dù cho ở thành phố, thị trấn lân cận hay bên kia của thế giới nơi mà cần có họ. Các thông dịch viên phiên dịch thông qua điện thoại thông thường làm việc trực tiếp trên điện thoại hoặc trong các khu trung tâm điện thoại trong các khu vực thuộc thành phố. Biên tập viên thường làm viên độc lập một mình và họ cũng thường xuyên chịu áp lực của công việc vì phải nộp đúng hạn và khỏang thời gian biên dịch qúa ngắn. Nhiều biên dịch viên thường chọn làm việc ở nhà, tuy nhiên công nghệ hiện có thể cho phép biên dịch viên làm việc ở hầu hết mọi nên. Bởi vì thông dịch và biên dịch viên là những người làm nghề tự do nên kế hoạch làm việc của họ cũng thất thừơng, có lúc thì một thời gian dài không có công việc khi thì rải rác những công việc đòi hỏi một thời gian dài và không đều đặn. Đối với những người làm nghề tự do thì phần lớn thời gian quan trọng đều dành cho công việc. Bên cạnh đó họ cũng phải tự quản lý nguồn tài chính của mình và chi phí cho dịch vụ của họ luôn không đúng mức. Tuy nhiên, những nghề tự sẽ mang lại sự linh hoạt và thay đổi tùy thích, nó cho phép người làm có thể lựa chọn. hoặc là chấp nhận hay từ chối công việc đó. Số lượng tai nạn nghề nghiệp trong nghề này thường là tương đối thấp. Công việc có thể rất căng thẳng, việc biên dịch có lẽ cũng đơn độc hoặc nhàm chán. Tuy nhiên thì các thông dịch, biên dịch viên có thể sử dụng thời gian biểu bất thường đó để theo đuổi các sở thích khác như đi du lịch, theo đuổi một thú vui khác, hoặc làm thêm một nghề nữa. Nhiều thông dịch viên và biên dịch viên lại thích thú về những gì mà họ làm và có thể tự lượng theo khả năng của mình để điều khiển và đáp ứng được kế hoạch và khối lượng công việc của mình.

Đào tạo, những yêu cầu khác, sự thăng tiến

Nền tảng về trình độ của các thông dịch viên và biên dịch viên khác nhau. Bên cạnh ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ thì biết thêm một ngôn ngữ là rất quan trọng. Mặc dù việc thông thạo hai thứ tiếng đôi khi lại không cần thiết, nhưng có nhiều ngừoi khi sinh ra đã nói được hai thứ tiếng. Khi còn là học sinh cấp ba, các học sinh theo đuổi nghề này có thể tham gia các khóa học bao gồm viết tiếng anh, đọc hiểu, một ngoại ngữ khác, và những kỹ năng vi tính cơ bản. Một số kế hoạch khác cũng rất hữu ích đó là đi ra nước ngoaiff hoặc tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa của nước ngoài, đọc các bài đọc tăng cường về bất kỳ đề tài nào bằng tiếng anh hoặc tối thiểu bằng một ngoại ngữ khác. Khi hết cấp ba, người học có nhiều lựa chọn. Mặc dù tấm bằng cử nhân thì luôn luôn là cần thiết nhưng học một chuyên ngành nào khác thay vì chuyên ngành ngôn ngữ học cũng có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên thông thường việc đào tạo để làm sao có thể làm được những công việc này là rất cần thiết. Có một số các chương trình đào tạo chính thức về nghề thông dịch và biên dịch thường có ở các trường đại học, cao đảng hoặc các cơ sở đào tạo khác, các khóa học, các hội nghị. Những người làm nghề thông dịch viên cho các hội nghị hoặc trong các lĩnh vực có nhiều chuyên môn kỹ thuật hơn như các ngành kỹ thuật hoặc tài chính phải có bằng thạc sĩ, trong khi đó những thông dịch viên, biên dịch viên làm việc cho các tòa án hay các tổ chức y tế chỉ cần tham gia khóa học về chuyên ngành đặc biệt

Cách tốt nhất dành cho những biên dịch viên muốn có những kinh nghiệm đầu tiên trong nghề là hãy bắt đầu làm việc cho các công ty, tuy nhiên thì công việc này không nhiều. Lời khuyên cho những người mới bước vào nghề là hãy làm bất cứ cái gì để có kinh nghiệm trong điều kiện có thể, ngay cả những công việc không chính thức hay không được trả lương. Có nhiều mối quan hệ và tiếp xúc thực tế nhiều là những phương cách khác có thể xây dựng những kỹ năng và sự tự tin. Khi những thông dịch viên, biên dịch viên đã có được những kinh nghiệm đầy đủ thì từ đó họ có thể tiến hành những công việc khó hơn và mang lại nhiều uy tín hơn, hoặc có thể được giao nhiệm vụ biên tập hay có thể quản lý hoặc mở văn phòng dịch thuật cho riêng mình.
—–
Công ty dịch thuật Châu Á cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứngdịch tiếng Anhdịch tiếng Nhật và hơn 50 thứ tiếng khác. Dịch thuật tài liệu các chuyên ngành từ kỹ thuật, cơ khí, tin học, luật,… đến các chuyên ngành y học, toán học, khảo cổ… Đặc biệt là giá dịch thấp nhất Hà Nội, mà vẫn đảm báo tính chuyên ngành, chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, Dịch thuật Châu Á còn cung cấp các dịch vụ uy tín khác như hợp pháp hoá lãnh sựlàm lý lịch tư pháp,… giúp Quý Khách tiết kiệm thời gian và công sức khi cần làm các giấy tờ liên quan.

Rate this post