ĐẠO ĐỨC MÀ NGƯỜI DỊCH THUẬT NÊN CÓ

(28/01/2018) | Dịch thuật Tin tức

Đạo đức là tiêu chuẩn mà bất kể mọi ngành nghề đều phải có nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường, không ngoại trừ ngành dịch thuật.

Vậy Đạo Đức Mà Người Làm Dịch Thuật Nên Có là gì? 

1. Đạo đức chung: 

Trong dịch thuật đao đức bao gồm những quyết định về cách tính giá cả khi dịch cho khách hàng, khi nào nên từ chối một công việc dịch thuật hay phản ứng như thế nào khi khách hàng đối xử tệ bạc với bạn.

Thứ 2 là ngành dịch thuật rất hẹp và có mối liên hệ chặt chẽ; ngành này bao gồm những người biết cách thông tin và quen với việc đó thông qua Internet và Web và những người thường thích nói về công việc chỉ bởi vì họ có xu hướng làm việc độc lập.

Do đó, mọi thứ bạn nói có thể kết thúc bằng việc được nhắc đến trong một nhóm Usenet hoặc một phòng chat vào thời điểm mà nó sẽ được công khai.

2. Biên dịch viên nên có đạo đức tốt: 

Các biên dịch viên phải tôn trọng những thỏa thuận trong điều lệ khi dịch cho khách mà đã cam kết. Nếu bạn đồng ý làm một công việc thì bạn phải làm việc đó. Bạn không thể chỉ cho thầu lại công việc của mình và kiếm phần trăm mà không nói cho khách hàng rằng bạn làm việc này. Khách hàng có quyền biết ai là người thực sự làm công việc đó. Nếu họ quyết định thuê bạn thì họ muốn bạn, và bạn nên là người làm cho họ.

Hơn nữa, bạn phải làm công việc theo cách bạn nói là sẽ làm; điều này có nghĩa là làm những gì mà khách hàng yêu cầu. Nếu khách hàng cung cấp một bảng chú giải thuật ngữ hoặc một tờ mẫu, hãy làm theo các tài liệu đó, bất kể ý kiến cá nhân của bạn về việc chọn từ hoặc những ý tưởng về định dạng của họ. Nếu họ yêu cầu một định dạng file cụ thể, hãy cung cấp nó. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng việc lựa chọn thuật ngữ hoặc định dạng của họ có vấn đề, hãy nói cho họ biết.

5/5 - (1 bình chọn)

Là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ dịch thuật và phiên dịch Châu Á trên Toàn Quốc
Chúng Tôi Cam kết chất lượng bản dịch chính xác từng chi tiết, giao nhận tận nơi, cùng với chi phí ưu đãi nhất.

Về Đầu Trang