Cái nhìn tổng quan về ngành văn học Dịch Thuật

(02/02/2018) | Dịch thuật Tin tức

Nội Dung Chính

Thời gian gần đây chất lượng dịch thuật vẫn bị người ta ca thán khi mà những tác phẩm văn học dịch ẩu, dịch sai, cắt xén một cách tùy tiện, lỗi nhiều, in ấn sai đang tràn lan ngoài thị trượng.

Theo nhận xét chung thì đất nước chúng ta đi quá chậm so với nền dịch thuật văn học của thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực dịch thuật tiểu thuyết.

Sự thay đổi của nền văn học dịch thuật Việt Nam

Nhìn  bao quát trong vòng 20 năm gần đây, nên dịch thuật văn học cũng có những thay đổi rất đáng kể, và đang dần chuyển mình theo một chiều hướng tốt đẹp đáng để cho chúng ta hy vọng nền văn học dịch thuật sẽ có những tín hiệu khả quan hơn. Bằng chứng là trong những năm gần đây có nhiều tác phẩm dịch có giá trị, được dịch tốt, xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Văn học dịch thuật

Các tác phẩm có giá trị được dịch tốt như là “Faust” của Goethe, “Thần Khúc” của Đantê Alighiêri và tác phẩm “Chàng Tadeush” hay còn gọi là “vụ cưỡng bức cuối cùng ở Litva” của Adam Mikiêvich được dịch từ tiếng Balan.

Ngoài ra chúng ta cũng nên nhắc đến những bản dịch cổ điển cùa những người “lão làng” trong giới dịch thuật như “Nghìn đêm lẻ là Ngày nghìn lẻ” và “12 sử thi huyền thoại” cuả dịch giả Phan Quang, “Đi tìm thời gian đã mất” của dịch giả Nguyễn Trọng. Và gần đây nhất là bản dịch Lolita của dịch giả Dương Tường.

Một số bản dịch được bạn đọc và báo chí đánh giá rất cao khi vừa ra đời như “Tuyển tập thơ trữ tình thế kỷ XX” và “Tuyển tập Olga Berggolt của tôi”.

Đã có không dưới trăm đầu sách có giá trị của nhiều dịch giả nổi tiếng và kể cả những dịch giả trẻ tuổi xuất hiện trong những năm gần đây. Thậm chí còn có rất nhiều rác phẩm nhận được giải thưởng danh giá trong văn học là giải thưởng Nobel như sách của Toni morrinson, Mazio Vargasllosa, Cao Hành Kiện, Orhan Pamuk.

Trong ngành văn học dịch thuật đã có nhiều dịch giả mới có tâm huyết trở thành những tấm gương sáng, đóng góp không nhỏ vào việc lựa chọn tác phẩm để dịch, thúc đẩy chất lượng văn học dịch thuật phát triển và mang đến cho độc giả những tác phẩm nối tiếng trên khắp thế giới.

Trong số những dịch giả trẻ tuổi đã có rất nhiều những cá nhân bộc lộ tài năng cả mình từ rất sớm. Ví dụ như hiện tượng Trương Quế Chi khi còn là một học sinh tiểu học đã thể hiện khả năng văn thơ và cả dịch văn thơ, thần đồng Đỗ Nhật Nam chưa đến 10 tuổi đã rất giỏi tiếng Anh và đã tiến hành dịch sách cho Công Ty Thái Hà Books. Đỗ Nhật Nam đã được trao danh hiệu dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam

Sự quan tâm của nhà nước đối với văn học dịch thuật

Trình độ dân trí của nước ta đã được nâng cao lên rất nhiều, giới trí thức có học ngày càng nhiều. Những dấu hiệu khả quan trên chính là nhờ vào sử nỗ lực của chính bản thân những cá nhân có tài năng. Nếu chúng ta có thêm sự giúp sức của các cơ quan nhà nước nhiều hơn nữa ở các Hội nghị toàn quốc thì bức tranh có thể còn sáng sủa hơn nhiều.

Các tố chức nhà nước cũng nên quan tâm đến các hoạt động như:

– Coi trọng đúng lĩnh vực sách dịch văn học

– Có sự đầu tư xứng đáng cho ngành dịch thuật

– Không để cho các cơ quan dịch thuật tự thân vận động, xoay sở, điều chỉnh.

Đội ngũ các dịch giả văn học sẽ thực sự rất vui nếu nền văn học dịch thuật đã đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa. Tuy nhiên bên canh đó cũng có nhiều bức xúc trước tình trạng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực cần đến sự quan tâm của các tổ chức, Nhà nước trong lĩnh vực dịch thuật nước nhà.

5/5 - (1 bình chọn)

Là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ dịch thuật và phiên dịch Châu Á trên Toàn Quốc
Chúng Tôi Cam kết chất lượng bản dịch chính xác từng chi tiết, giao nhận tận nơi, cùng với chi phí ưu đãi nhất.

Về Đầu Trang